1/3 các công ty đóng tàu ở Trung Quốc đang đối mặt với phá sản, nhưng nhà nước nhiều khả năng sẽ ra tay ứng cứu. Điều đó bị cảnh báo sẽ làm cản trở công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc.
“Những công ty đóng tàu cũng giống như các ngân hàng” - theo Jon Windham, một nhà phân tích của Ngân hàng Barclays. “Như một ngân hàng, một thông tin đồn thổi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Các công ty đóng tàu dựa vào tiến độ thanh toán từ khách hàng để hoàn thành đơn đặt hàng. Nhưng nếu người mua cảm thấy hãng đóng tàu có nguy cơ hướng đến phá sản, họ sẽ dừng trả góp, nhiều khả năng khiến công ty đóng tàu lâm nguy”.
Sự kết hợp giữa tình trạng dư thừa công ty đóng tàu trên toàn thế giới và một cơn khát tín dụng ở trong nước đang đẩy một số công ty đóng tàu ở Trung Quốc tới gần bờ vực, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc đang bày tỏ quyết tâm cải tổ nền kinh tế, dù cho đó là việc khó khăn và thậm chí có thể gây mất mát cho xã hội, chẳng hạn mất việc làm.
Vì các hãng đóng tàu là những nhà vô địch quốc gia trong một ngành công nghiệp chiến lược, nên cuộc khủng hoảng của họ sẽ trở thành thách thức nghiêm trọng hơn cho các nhà lãnh đạo.
Hiện nay dư luận Trung Quốc đang chú ý đến Công ty Rongsheng, nhà máy đóng tàu tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã bị nhiều vố nặng cho đến nay. Đơn đặt hàng trong năm nay giảm mạnh là một trong những nguyên nhân khiến công ty báo cáo thua lỗ trong nửa đầu năm. Việc sa thải quá mức và nợ lương quá lâu đã châm ngòi cho những đợt biểu tình của công nhân viên tại trụ sở của công ty ở tỉnh Giang Tô, phía Bắc Thượng Hải.
Công ty hiện đang đàm phán với các chủ nợ và yêu cầu chính phủ ứng cứu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã buộc Rongsheng phải hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Cuối cùng công ty cũng IPO được vào năm 2010, nhưng huy động được ít hơn nhiều so với dự kiến. Vì vậy, công ty phụ thuộc nặng vào nguồn tài chính vay nợ để đáp ứng kế hoạch phát triển nhiều tham vọng.
Nhưng nhu cầu của thị trường suy yếu đã khiến các hãng đóng tàu nợ ngày càng chồng chất và khả năng bán được tàu để hoàn nợ ngày càng khó. Hiệp hội Đóng tà Trung Quốc ước tính có tới 1/3 doanh nghiệp thành viên đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Các đối thủ nước ngoài của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc như Hyundai Heavy của Hàn Quốc đang phát triển mạnh, những hãng đóng tàu Trung Quốc như Rongsheng lại làm ra những con tàu không được ưa chuộng, theo Martin Rowe của Clarksons - một công ty thuộc hàng “đại gia” trong lĩnh vực môi giới tàu.
Nhiều hãng đóng tàu Trung Quốc tập trung công nghệ để đóng ra những con tàu lớn hơn, đặc biệt là các tàu container siêu lớn. Ngược lại, các hãng đóng tàu của Hàn Quốc và Nhật Bản lại đầu tư vào công nghệ mới và động cơ tiên tiến để cho ra đời những con tàu sạch hơn và hiệu quả hơn.
Có 2 nguyên nhân chính phủ sẽ không “đành lòng” để các hãng đóng tàu “chết”. Thứ nhất, các ngân hàng thương mại nhà nước đã trót đầu tư quá nhiều và các hãng tàu này. Thứ hai, chính quyền trung ương và địa phương không muốn cùng lúc có quá nhiều người bị mất việc.
Nhưng việc cố vớt vát sẽ khiến tốn kém tiền của và bị chỉ trích là đổ tiền xuống bể, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường đang đặt mục tiêu cải tổ bằng được nền kinh tế đất nước.
“Những công ty đóng tàu cũng giống như các ngân hàng” - theo Jon Windham, một nhà phân tích của Ngân hàng Barclays. “Như một ngân hàng, một thông tin đồn thổi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Các công ty đóng tàu dựa vào tiến độ thanh toán từ khách hàng để hoàn thành đơn đặt hàng. Nhưng nếu người mua cảm thấy hãng đóng tàu có nguy cơ hướng đến phá sản, họ sẽ dừng trả góp, nhiều khả năng khiến công ty đóng tàu lâm nguy”.
Sự kết hợp giữa tình trạng dư thừa công ty đóng tàu trên toàn thế giới và một cơn khát tín dụng ở trong nước đang đẩy một số công ty đóng tàu ở Trung Quốc tới gần bờ vực, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc đang bày tỏ quyết tâm cải tổ nền kinh tế, dù cho đó là việc khó khăn và thậm chí có thể gây mất mát cho xã hội, chẳng hạn mất việc làm.
Vì các hãng đóng tàu là những nhà vô địch quốc gia trong một ngành công nghiệp chiến lược, nên cuộc khủng hoảng của họ sẽ trở thành thách thức nghiêm trọng hơn cho các nhà lãnh đạo.
Công nhân hãng đóng tàu Rongsheng biểu tình đòi trả lương. |
Hiện nay dư luận Trung Quốc đang chú ý đến Công ty Rongsheng, nhà máy đóng tàu tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã bị nhiều vố nặng cho đến nay. Đơn đặt hàng trong năm nay giảm mạnh là một trong những nguyên nhân khiến công ty báo cáo thua lỗ trong nửa đầu năm. Việc sa thải quá mức và nợ lương quá lâu đã châm ngòi cho những đợt biểu tình của công nhân viên tại trụ sở của công ty ở tỉnh Giang Tô, phía Bắc Thượng Hải.
Công ty hiện đang đàm phán với các chủ nợ và yêu cầu chính phủ ứng cứu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã buộc Rongsheng phải hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Cuối cùng công ty cũng IPO được vào năm 2010, nhưng huy động được ít hơn nhiều so với dự kiến. Vì vậy, công ty phụ thuộc nặng vào nguồn tài chính vay nợ để đáp ứng kế hoạch phát triển nhiều tham vọng.
Nhưng nhu cầu của thị trường suy yếu đã khiến các hãng đóng tàu nợ ngày càng chồng chất và khả năng bán được tàu để hoàn nợ ngày càng khó. Hiệp hội Đóng tà Trung Quốc ước tính có tới 1/3 doanh nghiệp thành viên đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Các đối thủ nước ngoài của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc như Hyundai Heavy của Hàn Quốc đang phát triển mạnh, những hãng đóng tàu Trung Quốc như Rongsheng lại làm ra những con tàu không được ưa chuộng, theo Martin Rowe của Clarksons - một công ty thuộc hàng “đại gia” trong lĩnh vực môi giới tàu.
Nhiều hãng đóng tàu Trung Quốc tập trung công nghệ để đóng ra những con tàu lớn hơn, đặc biệt là các tàu container siêu lớn. Ngược lại, các hãng đóng tàu của Hàn Quốc và Nhật Bản lại đầu tư vào công nghệ mới và động cơ tiên tiến để cho ra đời những con tàu sạch hơn và hiệu quả hơn.
Có 2 nguyên nhân chính phủ sẽ không “đành lòng” để các hãng đóng tàu “chết”. Thứ nhất, các ngân hàng thương mại nhà nước đã trót đầu tư quá nhiều và các hãng tàu này. Thứ hai, chính quyền trung ương và địa phương không muốn cùng lúc có quá nhiều người bị mất việc.
Nhưng việc cố vớt vát sẽ khiến tốn kém tiền của và bị chỉ trích là đổ tiền xuống bể, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường đang đặt mục tiêu cải tổ bằng được nền kinh tế đất nước.
Vĩnh Cẩm (Theo Economist)SGĐTTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét